PPP là gì? Hình thức phổ biến đầu tư PPP

PPP là đầu tư theo hình thức đối tác công. Vậy PPP là gì? Ưu và nhược điểm của PPP so với những loại đầu tư khác? Cùng tim hiểu chi tiết hình thức đầu tư PPP này.

PPP là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức PPP với các loại đầu tư khác
PPP là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức PPP với các loại đầu tư khác

1. PPP là gì?

Khái niệm: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, còn gọi là PPP, là hình thức đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

PPP hoạt động dựa trên cơ sở SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threat (Thách thức).

Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

Ưu điểm: 

+ Hình thức đầu tư PPP đảm bảo cho 2 bên nhà nước và tư nhân cùng có lợi: Nhà nước luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ công tốt nhất với hiệu quả tối ưu, ngược lại, nhà đầu tư cũng tìm cách đầu tư vốn thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo lợi nhuận cao nhất.

+ Cả hai bên đều hạn chế mức rủi ro cao nhất: Rủi ro ban đầu thuộc về phía Nhà nước, cung cấp dịch vụ công nói chung. Mặt khác, với sự tham gia của tư nhân thì sự rủi ro này được chuyển giao tuỳ theo vào tính chất của dự án.

Nhược điểm: Bên cạnh một số ưu điểm, hình thức đầu tư PPP có một số nhược điểm riêng. Theo đó, PPP là một hình thức tạo ra cơ sở hạ tầng với chi phí do khu vực tư nhân chi trả. Một số trường hợp khác BOT xảy ra vấn đề do chi phí vượt cao, thu nhập không chính xác và tranh chấp pháp lý giữa tư nhân, nhà khai thác và Chính phủ.

Các hình thức đầu tư PPP phổ biến:

Hiện nay, trên thế giới có 05 mô hình đầu tư PPP phổ biến sau:

- Mô hình nhượng quyền khai thác: Là hình thức mà cơ sở hạ tầng được Nhà nước xây dựng và có quyền sở hữu, tuy nhiên gioa cho tư nhân vận hành và khai thác.

- Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO): Mô hình này sẽ được tư nhân đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

- Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT): Hình thức này do công ty thực hiện, đứng ra xây dựng và vận hàng công trình trong thời gian nhất đinh, sau đó toàn bộ chuyển giao cho nhà nước.

- Mô hình xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO): Đây là mô hình xây dựng chuyển giao chi nhà nước sở hữu, tuy nhiên công ty thực hiện dự án nắm giữ quyền khai thác công trình.

- Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO): Mô hình này là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng, sở hữu và vận hành công trình.

2. Ma trận SWOT trong phương thức đầu tư PPP

Dựa theo mô hình của SWOT của các doanh nghiệp, ma trận SWOT chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ hình thức đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Điểm mạnh khi thực hiện phương thức đầu tư PPP

- Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư: Theo nghị định mới, chuyển trách nhiệm của Bộ kế hoạch và đầu tư huy động vốn phục vụ cho công tác chuẩn bị chuyển sang các bộ, ngành, UBND, góp phần giảm thiểu rủi ro, tăng tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

- Hình thức đầu tư PPP: Ngoài nguồn vốn góp và vốn thanh toán cho nhà đầu tư. Theo điểm mới trong Nghị định, nhà nước có thể tham gia dự án PPP, thông qua cách góp quỹ đất, trụ sở làm việc,... được nhượng cho chủ đầu tư trong dự án áp dụng loại hình BT (xây dựng - chuyển giao)

Điểm yếu khi thực hiện đầu tư PPP

- Quy định về thực hiện dự án BT theo phương thức nhượng quyền kinh doanh khai thác công trình. Tuy nhiên, theo nghị định mới, quy định này đã gạt ra bên lề quyền lợi của người dân, vốn là nguồn gốc gây xung đột giữa người dân và chủ đầu tư của nhiều dự án giao thông thu phí hiện nay.

- Nhiều người dân chưa hiểu thế nào là PPP, vì vậy không nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, như đóng phí, những điều này dễ gây bức xúc và làm cho người dân hoang mang.

- Đối với hình thức đầu tư PPP, có một số công trình đầu tư chưa minh bạch, hạn chế thi công, kiểm tra, giám sát và chưa nhận được sự đồng thuận trong xã hội. Điều này làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chọn nhà đầu tư không đủ năng lực.