Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản để ghi nhận kết thúc một công việc hay một giao dịch nào đó của các chủ thể cá nhân và doanh nghiệp. Hãy cùng nhau hiểu rõ hơn và lưu ý khi thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng.

quyền hạn.
1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
Khái niệm: Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận một công việc nào đó đã được hoàn thành xong theo như kế hoạch, được 2 bên đối tượng trong hợp đồng xác nhận theo những điều khoản đã ký kết và làm cơ sở cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi nhất. Để dễ hiểu hơn, thì nó là văn bản chấm dứt sự hợp tác, các ràng buộc về mặt pháp lý của 2 bên, về nghĩa vụ và quyền lợi của nhau.
Biên bản thanh lý hợp đồng dùng nhiều trong các tổ chức, doanh nghiệp với những mức độ và tính chất quan trọng, vì vậy khi thực hiện bản hợp đồng này yêu cầu sự chính xác trong từng điều khoản và thông tin của hai bên.
Biên bản thanh lý hợp đồng có những nội dung nào?
+ Là loại biên bản đáp ứng và không để xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn, trên điều lệ cơ sở lý thuyết;
+ Là văn bản có sự thoả thuận của 2 bên đối tượng đại diện là Bên A và Bên B;
+ Soạn thảo và áp dụng các điều lệ trên cơ sở hợp đồng cũ, hợp đồng chính thức được ký kết;
2. Những trường hợp nào cần viết biên bản thanh lý hợp đồng?
Tuỳ theo từng hoàn cảnh, chủ thể và tình hướng mà biên bản thanh lý hợp đồng mới được soạn ra và áp dụng. Những trường hợp được quy định cụ thể như sau:
+ Hợp đồng thanh lý được lập trong các hoạt động kinh tế, xây dựng và kinh doanh được thực hiện xong;
+ Trường hợp thời gian của bản hợp đồng chính đã hết hạn và không có sự thoả thuận nào thêm về bản hợp đồng đó khi thực hiện;
+ Lập biên bản thanh lý hợp đồng trong trường hợp những thoả thuận bị đình chỉ hoặc trong giai đoạn sắp huỷ bỏ và sẽ huỷ bỏ;
+ Trường hợp không được tiếp thu thực hiện các trao đổi, hay phải lập biên bản đó là khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân giải thể một dự án hay đơn vị kinh doanh nào đó;
+ Trường hợp người thực hiện các điều khoản về hợp đồng không có đủ điều kiện và tư cách hay năng lực để thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Thông qua những trường hợp trên, có thể thấy được quyền và nghĩa vụ có trong nội dung bản hợp đồng, đều thuân thủ theo các quy định của nhà nước. Đồng thời, đối với 2 bên thực hiện hợp đồng, đều sẽ thực hiện các trách nhiệm pháp lý của bản thân, từ đó có cái nhìn đúng đắn và quyết định về hợp đồng của cả hai bên, đem lại những thuận lợi trong công việc hơn.
Bản thanh lý hợp đồng có hiệu lực khi kể từ thời điểm hai bên ký kết vào biên bản hợp đồng. Quan hệ của 2 bên tham gia gần như hết hiệu lực, hai bên sẽ thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ còn lại khi kết thúc hợp đồng. Đồng thời hai bên phải nghiêm chỉnh chấp hành để thực hiện các quyền và nghĩa vụ, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Dựa vào đâu để thành lập mẫu thanh lý hợp đồng?
+ Dựa vào những điều khoản quy định về chấm dứt hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng từ bản hợp đồng chính;
+ Dựa vào quy định của pháp luật với những khoản trích dẫn từ bản hợp đồng chính.
3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Số: …………………../TLHĐ
Căn cứ vào Hợp đồng ........ số: ..... /… ký ngày ..../...../.... giữa Công ty ..... và Công ty ...
Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm ........ Tại ……, Chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY .........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………
Đại diện bởi ông : ………………………………………………………
Chức danh : ……………………………………………………………
Số điện thoại : …………………………………… Fax: ………………
MST : ……………………………………………………………………
BÊN B: CÔNG TY .........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………
Đại diện bởi ông : . ………………………………………………………
Chức danh : ………………………………………………………………
Số điện thoại : …………………… Fax: ………………………………
MST : ……………………………………………………………………
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ..... số: ... /.... /... /200. ký ngày ... /... /... với nội dung sau:
ĐIỀU 1:
Bên B đã tiến hành ..... cho Bên A theo hợp đồng ..... nghiệp số: ..../..../..../200. ký ngày ..../..../....
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
+ Giá trị hợp đồng trước thuế: …….………………………………
+ Thuế VAT: …………………………………………………………
+ Giá trị hợp đồng sau thuế: ………………………………………
Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ...
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng ............. số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........ giữa Công ty ............ và Công ty ...........
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Tải về: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng, cập nhật đến các bạn đọc quan tâm.